1.Cọc ly tâm là gì ? Ứng dụng của cọc ly tâm?

Cọc ly tâm là gì ?

Cọc ly tâm là loại cọc có dạng hình cọc tròn làm và sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại chuyên dụng, phần bê tông của cột được đổ theo phương thức quay ly tâm, bỏ vào lò hơi ở nhiệt độ khoảng 96 độ C và phần cốt thép của loại cọc này được cấu tạo từ sợi cáp kéo căng ứng lực.

Cọc ly tâm rất chắc và đặc, không bị nứt vỡ cũng như chịu được tải trọng cao, khả năng chống thấm tốt, chống ăn mòn cao.

Cọc ly tâm thường được sản xuất với số lượng lớn với nhiều kích thước đường kính khác nhau như 250, 300, 350. 400,… 700, 800. Vì sử dụng phương pháp ly tâm nên phần bê tông trong loại cọc này rất chắc và đặc, không bị nứt vỡ cũng như chịu được tải trọng cao, khả năng chống thấm tốt, chống ăn mòn cao.

Ngoài loại cọc này, bạn có thể tìm hiểu nhiều loại cọc khác nhau như bê tông vuông với các kích thước khác nhau như 200×200, 250×250, 300×300,… Loại này được đúc thủ công với thép trơn hay gân tùy theo thiết kế của công ty và thợ thi công.

2. Biện pháp thi công cọc ly tâm có những ưu điểm nào?

Trước khi tìm hiểu biện pháp thi công cọc ly tâm, bạn cần nắm được những ưu điểm nổi bật của biện pháp thi công này.

 

Có thể nói, cọc ly tâm là vật liệu vô cùng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng hiện nay với những ưu điểm không thể chối cãi.

Với biện pháp thi công cọc ly tâm, cọc được ứng suất trước kết hợp với quay ly tâm giúp cho bê tông trở nên đặc, chắc, không nứt, chịu được tải trọng cao, đồng thời làm tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn hiệu quả.

 

Các loại cọc được thi công theo biện pháp ly tâm rất chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế bởi sử dụng bê tông và thép có cường độ cao, mô-men uốn lớn, có khả năng chống nứt cọc, thuận lợi cho việc vận chuyển, di dời, thi công, lắp dựng,…

3. Biện pháp thi công cọc ly tâm

Trước khi thi công

Trước khi thi công, đơn vị thi công cần kiểm tra máy cẩn thận cũng như đảm bảo các tính năng và thiết bị của máy ép. Khi vận hành thử thiết bị phải tăng thêm 10~15% tải trọng dọc trục thiết kế của cọc để tiện kiểm tra toàn bộ tính ổn định hệ thống công suất của thiết bị phải lớn hơn 1.25 lần so với lực ép tối đa thiết kế đã quy định.

 

Bên cạnh đó, đơn vị thi công cũng cần kiểm tra chất lượng ngoại quan và ký hiệu cọc có được ghi rõ ràng không. Chú ý quan sát độ sâu của cọc đồng thời ghi chép lại lực ép tại độ sâu của thời điểm đó.

 

Tiếp theo, đơn vị thi công sẽ tiến hành ép thử cọc để xác định được lực tải trọng bước đầu của dọc trục cọc. Yêu cầu ép thử cọc như sau:

 

Thi công ép cọc ly tâm

Căn cứ vào mật độ của cọc, nền móng và tổng thể công trường:

 

Căn cứ vào điều kiện địa chất tại công trình:

 

Tiếp theo, đơn vị thi công tiến hành hàn nối cọc. Khi nối, đơn vị thi công đảm bảo độ dài cọc từ mặt đất còn lại 0.5 ~ 1.0 m và đoạn dưới phải thẳng hoặc chênh lệch của độ thẳng không vượt quá 1%, gia tải lên cọc khoảng ( 10~15% ) tải trọng thiết kế trong suốt thời gian hàn nối để tạo tiếp xúc hoàn toàn giữa hai bề mặt bích.

 

Khi tiến hành hàn, trong trường hợp dùng khí bảo vệ CO2, đơn vị thi công phải dùng 2 máy hàn tiến hành hàn đối xứng cùng một lúc. lớp hàn không được dưới hai lớp, phải hàn liên tục cho tới đầy mối hàn.

 

Trong trường hợp dùng máy hàn thủ công, rãnh hàn trước tiên phải chấm từ 4 điểm đến 6 điểm đối xứng nhau, đợi trên dưới cọc cố định sau đó mới tiến hành phân lớp hàn..Sau khi hàn xong phải để nguội tự nhiên thời gian không dưới 3 phút.

4. Lưu ý khi tiến hành biện pháp thi công cọc ly tâm

Để đảm bảo chất lượng cọc ly tâm, đơn vị thi công cần lưu ý một số điều sau:

 

 

Trên đây là biện pháp thi công cọc ly tâm chuẩn nhất 2021 cũng như một số lưu ý khi thi công loại cọc này được tổng hợp lại được.

Link tải biện pháp : 

https://drive.google.com/file/d/1a7dJYqOtpNemk3dTKsWNJ0LPCoxe1HF0/view?usp=sharing

Bản vẽ chi tiết cọc ly tâm :

https://drive.google.com/file/d/1vupAuMALbS5II4ynGXPU9pvFlXsC7PiD/view?usp=drive_link